Tắt Quảng Cáo [X]

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Jerome Boateng viết báo, dạy cách làm trung vệ


Hậu vệ tuyển Đức và Bayern Munich vừa khoe kỹ năng viết lách khi viết về điều mà anh giỏi nhất - cách phòng ngự của một trung vệ. VnExpress gửi đến bạn đọc bản dịch bài viết của Boateng cho trang The players' tribune.

"Một hậu vệ thì phải làm gì? Bạn muốn biết không? Dễ ẹc. Có hai bước.

Bước đầu tiên là... làm một tiền đạo.

Thật đấy, chí ít đấy là phương pháp đã giúp tôi thành công. Nói cách khác, đấy là một cơ duyên thú vị.

Khi 14 tuổi, tôi chơi bên cánh trái cho một đội trẻ của Berlin. Và tôi đã chẳng rời xa vị trí ấy cho đến một hôm bọn tôi đá một trận ở Thụy Điển mà không có còn một hậu vệ nào. Cả bọn rủ nhau... chấn thương sạch.

"Này, Jerome, trận này xuống đá hậu vệ nhé", HLV của tôi nói.

Chơi luôn. Tại sao không? Tôi đã chơi trên hàng công suốt từ năm 6 tuổi đến giờ, giống như đang theo đuổi một nhiệm vụ tuyệt mật vậy. Nếu các cầu thủ tấn công là máy chủ, tôi chính là virus, tôi thâm nhập được vào họ, đoán được họ muốn làm gì, dốc bóng đi đâu và sẽ thực hiện theo cách nào, vì tôi từng là một trong số họ. Kinh nghiệm chơi trên hàng công suốt những năm tháng đầu đời cho đến nay vẫn là vốn liếng để giúp tôi thi đấu tốt ở vị trí trung vệ.

Nhưng nếu bạn chưa từng có thời gian làm tiền đạo, không sao, để tôi chia sẻ với bạn những gì mà tôi học được trên sân cỏ.

jerome-boateng-viet-bao-day-cach-lam-trung-ve

Boateng, trong khiều năm thi đấu ở cấp CLB và đội tuyển quốc gia, từng đối mặt với những chân sút giỏi nhất thế giới.

Làm hậu vệ thì phải làm gì? Câu trả lời quả thực đơn giản: tất nhiên là phải ngăn không cho đối phương ghi bàn rồi. Nhưng rốt cục ngăn không cho đối phương ghi bàn là làm gì? Không đơn giản là cùng các đồng đội dựng lên một bức tường để đối phương không thể sút qua (dù việc này vẫn xảy ra đấy, nhưng chúng ta sẽ quay lại sau) mà còn phải chú tâm vào từng pha di chuyển, tường đường chuyền, từng pha xoạc bóng, từng cú phá bóng, từng giây phút kèm người. Bởi vì mọi thứ tôi làm trên sân, mọi quyết định của tôi đều là một phần nhỏ trong toàn bộ một đại kế hoạch để ngăn không cho đối thủ ghi bàn.

Nó khởi đầu từ việc trao đổi với những đồng đội quanh mình. Giao tiếp - vâng, chẳng có gì ngạc nhiên cả - là yếu tố sống còn của hàng thủ. Ở Bayern, thường thì hàng thủ sẽ gồm ba hoặc bốn người, và dù sơ đồ có là gì đi nữa, tôi vẫn là trung vệ. Nghĩa là tôi vừa phải trao đổi với những hậu vệ đá cạnh mình lẫn những tiền vệ đá trên mình, để xem chúng tôi sẽ đưa bóng đến hướng nào.

Mọi thứ khác đi một chút khi tôi lên tuyển. Ở đó, tôi chỉ gặp các đồng đội có vài lần, rồi có khi mấy tháng sau mới gặp lại, thế nên càng phải nói nhiều hơn để hiểu nhau. Tôi tập hàng ngày với các đồng đội ở Bayern, tôi hiểu rõ họ sẽ làm gì, họ không làm gì, họ thích xử lý theo hướng nào, cách họ di chuyển lên công về thủ, tôi nên chuyền sang chân trái hay chân phải cho họ dễ chặn. Về mặt kỹ thuật, chúng tôi hòa nhịp hoàn toàn nên không cần phải nói nhiều như trên tuyển.

Nhiệm vụ ngăn không cho đối phương ghi bàn không bao giờ kết thúc cho đến khi trọng tài thổi còi dứt trận. Ngay khi vừa chặn được đợt tấn công này, có khi một đợt khác lại xuất hiện ngay sau đó. Tôi thường là người đầu tiên nhận bóng sau thủ môn, nhiệm vụ của tôi là chuyền bóng để kéo giãn cự ly đội hình của đối phương, mở rộng không gian sân bóng. Một phần quan trọng của hậu vệ là tìm cách mở ra một đợt phản công. Khi có bóng, dù là tự mình đoạt được hay do đồng đội chuyền cho, việc đầu tiên tôi làm là tìm xem tiền đạo của mình đang ở đâu. Đấy là người đứng cao nhất đội hình và nếu như có thể đưa bóng lập tức đến anh ta, tôi sẽ làm ngay để khởi đầu cho một pha phản kích. Nói thì dễ, làm mới khó, bởi vì đa số các đội Bundesliga đều phòng ngự rất kỹ. Nhiều lần tôi có bóng, nhìn lên đã thấy tám, chín cầu thủ đối phương lùi về giữ vị trí bên phần sân nhà rồi. Bởi vậy tôi phải lựa chọn một thời điểm hoàn hảo để đưa ra một đường chuyền hoàn hảo xuyên qua bãi mìn kia. Nghe đơn giản chưa?

Nếu đã tung ra đường chuyền vượt tuyến, tôi vẫn chưa thể nghỉ ngơi, bởi vì bóng chưa đến tiền đạo phe ta, tôi đã nghĩ ngay về khả năng bị đối phương phản công. Ở trình độ bóng đá hiện nay, có rất nhiều pha chạm bóng và cuộc tranh giành quyền sở hữu bóng diễn ra rất quyết liệt. Thế nên tiền đạo đội nhà mới phút trước đang sút ầm ầm bên kia, phút sau đã thấy tiền đạo đối phương có bóng và chuẩn bị... sút ầm ầm bên phần sân của mình. Cỡ như Real Madrid hay Barcelona thì việc ấy diễn ra còn nhanh hơn nữa. Đội nào cũng dùng đến ba tiền đạo, ai cũng chạy nhanh và hiểu ý nhau kinh khủng.

Vậy ta phải làm gì khi trước mặt là Lionel Messi, Ronaldo hay Neymar đang lao xuống với tốc độ cực đại?

Bạn phải đánh giá được tình hình chiến thuật lúc ấy, thật nhanh!

Mình đã được bọc lót chưa nhỉ? Có rồi chứ gì, OK, vậy thì có thể thử vận may bằng cách đẩy đối phương vào tình huống tranh chấp 50-50, có thể là một quả xoạc. Nhưng nếu sau lưng "ta chẳng còn ai", không thể mạo hiểm được. Nhiệm vụ lúc ấy là hoãn binh, làm sao cho bóng lăn càng chậm lúc nào càng tốt chừng ấy, đợi viện binh về hỗ trợ.

Với Ronaldo hay Messi thì dù là xoạc bóng, giữ vị trí hay hoãn binh đều khó cả, nhất là khi họ có không gian trước mặt. Họ nhanh kinh khủng, Neymar và Messi thì trọng tâm thấp, chuyển hướng di chuyển dễ như trở bánh tráng, quả là nỗi kinh hoàng cho các trung vệ cao như tôi. Ronaldo thì cao, trọng tâm không thấp như hai gã Nam Mỹ, nhưng bù lại có tốc độ bứt phá và sức càn lướt cực tốt, đã vậy còn đánh đầu rất hay nữa. Đương đầu với những "ông thần này", chỉ một giây phút chểnh mảng là đã thấy Manuel Neuer chửi rủa ỏm tỏi phía sau, bóng đã vào lưới.

Ngoài tốc độ và kỹ thuật, thứ có thể tập luyện được, bàn còn cần phải có sự tự tin nữa. Ronaldo, Messi, Suárez, Neymar là những kẻ có thể nghe được mùi sợ hãi. Bạn chỉ cần khiếp nhược một chút, họ "ngửi" ra ngay và bạn chết chắc. Thế nên quẳng nỗi sợ hãi đi một sống, lấy hết dũng khí ra mà đương đầu với họ.

Tự tin vẫn luôn là hành trang quan trọng của tôi trong sự nghiệp.

jerome-boateng-viet-bao-day-cach-lam-trung-ve-1

Óc phán đoán và sự chính xác về mặt thời điểm giúp Boateng rất nhiều khi anh đối mặt với các tiền đạo đối phương.

Thời gian qua đi, tôi càng đá thì lại càng tự tin hơn. Tôi biết khi nào mình cần phải xoạc, khi nào cần tranh chấp và lúc nào thì nên làm chậm pha phản công của đối phương lai. Thuở còn trẻ trâu, nếu đội nhà mất bóng, tôi chỉ muốn làm mọi cách đoạt bóng lại thật nhanh, và thường xuyên phạm những sai lầm ấu trĩ. Mà sai lầm ra Champions League thì không có cách nào sửa chữa. Tốc độ ở đó rất nhanh, một sai lầm sẽ trả giá ngay bởi một bàn thua.

Và nếu như đã trót thua một bàn, hãy làm theo nguyên tắc tối thương của tôi: chớ hoảng. Càng thua thì phải càng tỉnh táo. Vì sau một bàn thua, trong lòng chỉ muốn gỡ cho nhanh thì lại càng thua thêm. Một trận đấu có 90 phút, nếu phút thứ 80 vẫn còn bị dẫn bàn thì hãy nhớ: ta vẫn còn 10 phút, cộng thêm thời gian bù giờ để đòi lại.

Giờ thì hãy nói về việc mà tôi thích nhất khi làm trung vệ nhé: xoạc bóng.

Xoạc bóng là vấn đề của thời điểm. Trước khi thực hiện động tác xoạc bóng, tôi phải đảm bảo 100% là mình đoạt được quả bóng đó. Còn nếu chưa chắc, cứ giữ vị trí với tiền đạo, tại sao phải mạo hiểm để lấy một chiếc thẻ đỏ, đẩy đội nhà vào thế bất lợi?

Tất nhiên, điều khó khăn nhất là bạn chỉ có vỏn vẹn 2 giây để ra quyết định. Bạn vừa phải chạy nước rút và vừa trả lời câu hỏi: "Xoạc hay không xoạc? Chắc chưa?". Nhưng khi đã xoạc được một cú thành công, chặn đứng một pha tấn công của đối phương, xua tan đi nỗi âu lo của cả đội, cảm giác ấy sướng không bút nào tả được.

Trong các trận đấu tại World Cup 2014 với Pháp và Brazil, tôi có vài cú xoạc bóng tốt, đến chung kết với Argentina tôi cũng có thêm vài pha xoạc bóng thành công nữa. Đấy là một bước tiến rất dài so với thuở lần đầu khoác áo đội tuyển khi 20 tuổi. Hôm ấy, tôi làm trọn bộ thẻ vàng lẫn thẻ đỏ. Tôi hồi hộp quá, muốn thể hiện quả và thế là phạm sai lầm.

Điều này dẫn tôi đi đến một quan điểm khác: để làm một hậu vệ giỏi thì những gì diễn ra trong đầu bạn - nói nôm na là tâm lý - mới là điều quan trọng, mà điều này thì "mỗi nhà mỗi cảnh". Một số hậu vệ bị đau nhẹ, hoặc chưa đạt 100% thể lực vẫn có thể vào sân thi đấu ngon lành. Tôi thì không được thế. Tôi phải hoàn toàn khỏe mạnh, hoàn toàn tập trung. Đầu gối đau, hay một thứ gì đó trong cuộc sống riêng tư làm tôi phân tâm là tôi không thể chơi tốt.

Tất cả những gì tôi nói ở phía trên đều diễn ra khi bóng đang lăn. Giờ là chuyện bóng chết.

Các bạn xem bóng đá, trận nào mà chả thấy một nhóm hậu vệ làm hàng rào trước một quả phạt. Mặt cả đám khi ấy nghiêm túc vãi ra, giống như sắp bị gã tiền đạo kia sút vào mặt tới nơi. Tôi nghĩ gì lúc ấy? Lỡ bóng trúng mặt thì cũng tốt, đội mình đỡ bàn thua.

Việc quay mặt đi là một phản xạ đương nhiên. Một trận đấu nọ, quả bóng bay thẳng vào mặt tôi, tôi nghiêng đi một chút để quả bóng tìm đến vai và bị trọng tài thổi phạt lỗi chạm tay (tất nhiên là không chạm nhé). Nhưng bạn phải học cách đứng đó, dũng cảm đối mặt với quả phạt. Tất nhiên là chả vui vẻ gì khi phải đứng trong hàng rào, nhưng nào, bên cạnh ta còn có đồng đội cơ mà.

Đặc biệt là thủ môn. Nếu là một hậu vệ, trên đời không có ai quan trọng hơn cái gã sau lưng ấy. Khi có đá phạt, anh ta là sếp, anh ta chỉ cách lập hàng rào, nhích sang trái hay sang phải. Xem TV, bạn phải thấy anh ta hét om xòm trong những tình huống đá phạt như thế, và cả phạt góc nữa. Anh ta sẽ gào lên:

"Phải!"

"Trái!"

"Nhảy!"

"Cấm nhảy!"

Anh ta mà yêu cầu làm gì, tốt nhất bạn nên làm theo.

Với hàng phòng ngự ba người, chồng tình huống cố định đòi hỏi nhiều hàm lượng tư duy chiến thuật nhất. Chúng tôi phải di chuyển liên tục để điều chỉnh hàng rào, giữa chúng tôi không được có khoảng trống. Bóng bay về hướng anh nào, anh đó phải nhảy lên để cản lại.

Với Real hay Barca, để phá quả bóng cho ngon lành cũng khó. Họ nhanh và hiệu quả kinh khủng. Nếu đang ở trong vòng cấm, tôi chỉ có thể phá quả bóng mạnh lên trên, nhưng rồi họ cũng lấy quả bóng ấy rồi quay trở lại gây áp lực tiếp.

Đấy là lý do vì sao phá bóng giải vây, những như hầu hết mọi thứ khác trong kỹ thuật phòng ngự, là điều mà bạn phải quyết thật nhanh và hợp với tình huống trên sân. Bạn xem TV, thấy hậu vệ cứ phá bóng ra để chịu phạt góc, bạn hỏi sao lại để cho đối phương cơ hội thế kia? Câu trả lời là giữa hai lựa chọn tồi, phải đưa ra một lựa chọn đỡ tồi hơn.

Rõ ràng, điều đầu tiên tôi hy vọng là phá quả bóng đến chân người của mình. Nhưng thỉnh thoảng bóng rơi vào vòng cấm, lúc ấy bạn phải đưa ra xử lý an toàn nhất, không để bóng chạm tay, không được chần chừ khi khung thành đã ngay trước mặt. Tôi thà là chịu một quả phạt góc còn hơn là cho những gã như Messi hay Neymar thêm một vài giây trong vòng cấm của mình.

jerome-boateng-viet-bao-day-cach-lam-trung-ve-2

Boateng xem bóng đá như một ván bài poker, mà ở đó, đòi hỏi không chỉ sức vóc, mà còn cả nhiều phẩm chất khác.

Đã đứng trên sân mới hiểu được vài giây cũng quý giá đến thế nào. Nếu theo kèm một tiền đạo, tôi phải cảm giác được anh ta đang ở đâu, phải cố đoán xem anh ta sẽ làm gì, tôi cố đến quả bóng trước anh ta một giây. Chỉ một giây ấy thôi là đủ quyết định thành bại. Một giây là vũ khí lợi hai nhất của tôi.

Cuối cùng, tôi yêu quý thời gian mình còn làm tiền đạo, vì nó giúp tôi đưa ra phán đoán chính xác họ đang nghĩ gì. Nếu có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về tiền đạo mà mình chuẩn bị đối mặt, bạn cũng sẽ biết thói quen xử lý của anh ta là gì.

Đấy thật sư là một màn poker trên sân cỏ. Mọi tiền đạo trên đời đều có những pha xử lý yêu thích, nhưng với những tiền đạo thật sự xịn, không có bất kỳ một kế hoạch nào để ngăn họ cả. Ronaldo nguy hiểm như thế vì anh ta sút tốt được hai chân. Bạn không bao giờ biết anh ta sẽ sút chân nào hay làm gì cả.

Đấy là lý do vì sao dù tôi đã ngày một giỏi lên, xoạc bóng ngon hơn, điềm tĩnh hơn, tôi vẫn biết ơn vô cùng cái gã luôn đứng sau tôi: Thủ môn!".

Hoài Thương



tylebongda Web Developer

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét