Bạn đọc hãy cùng Gamenoob.net tìm hiểu những thông tin xung quanh về các tổ chức Gaming Esports và những cách quảng bá thương hiệu của họ
Nếu là một người chơi hardcore hoặc là một fan hâm mộ các trò chơi lừng danh như Liên Minh Huyền Thoại, DotA, Counter-Strike, Starcraft,... thì chắc chắn bạn không còn lạ gì với khái niệm thể thao điện tử (eSport).
Và thể thao điện tử phát triển như ngày nay nhờ rất nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là các gaming chuyên nghiệp. Đồng hành cùng với sự phát triển mạnh mẽ của eSport, từ quy mô cho đến công tác quản lý, hình ảnh, cơ sở vật chất, nhân lực,... của các gaming cũng phát triển vượt bậc. Tạo ra những game thủ chuyên nghiệp hơn và hình ảnh, truyền thông của các gaming này cũng thu hút nhiều người xem và quan tâm hơn. Và mục đích cuối cùng vẫn là tiền và danh tiếng.
Từ thời điểm eSport ra đời đã có rất nhiều gaming xuất hiện. Với sự đam mê và chuyên nghiệp trong quản lý và vận hành, các câu lạc bộ này thâu tóm các game thủ tài năng nhất của từng trò chơi và giúp họ phát triển tài năng để đoạt những giải thưởng lớn nhất, giúp tên tuổi của họ vươn ra năm châu. Một trong những gaming lớn nhất hiện nay như Fnatic, SK-Gaming, SKT T1, Team Solomid đã trở thành thương hiệu hàng đầu. Tuy nhiên, để duy trì một công việc kinh doanh, bạn cần có tiền. Tiền để chi trả cho công tác quản lý, quảng cáo, trả lương cho game thủ, chi phí để đưa game thủ đi du đấu, thuê ban huấn luyện, phân tích viên và nhiều vấn đề khác để giúp Gaming ngày càng phát triển.
Vậy các tổ chức Gaming họ kiếm tiền như thế nào? Hãy cùng khám phá nhé.
1. Thu hút tài trợ
Cách phổ biến và trực quan nhất trong thể thao đó chính là tài trợ. Hãy cùng xem quy trình sau, một trò chơi phổ biến sẽ có nhiều người chơi và quan tâm, và sự cạnh tranh của các game thủ hay đội game hàng đầu của trò chơi đó luôn là tâm điểm thu hút sự chú ý của cộng đồng trò chơi đó, thậm chí là truyền thông. Với sự phát triển của mạng xã hội ngày nay, các tin tức lan tỏa mạnh mẽ hơn và các gaming khi đến thi đấu cũng thu hút rất nhiều sự chú ý, do đó, các gaming nhận được rất nhiều các lời mời tài trợ từ các thương hiệu liên quan. Đặc biệt là các thương hiệu công nghệ hay máy tính, những tập đoàn hàng đầu muốn tiếp cận các game thủ để tăng doanh thu.
Điển hình như:
- Các nhà tài trợ lĩnh vực thiết bị vi tính như: Intel, Gigabyte, MSI, AMD, HyperX
- Các nhà tài trợ lĩnh vực thiết bị hỗ trợ chơi game như: Razer, Logitech, Roccat, DxSeat,
- Các nhà tài trợ lĩnh vực dịch vụ Internet: Twitch, Curse
- Các nhà tài trợ lĩnh vực nước uống: Coca Cola, Pepsi, Monster, Red Bull
- Các nhà tài trợ lĩnh vực cá cược: Dafabet, M88
Số tiền không được tiết lộ nhưng có thể lên đến hàng trăm nghìn $ một năm hoặc thậm chí hàng triệu $ đối với các gaming hàng đầu như Fnatic. Số tiền này là thu nhập chính của các gaming, tuy nhiên, nếu thi đấu kém, các nhà tài trợ sẽ sớm cắt hợp đồng với các game thủ.
2. Giải thưởng
Các gaming lớn thường chỉ lựa chọn tham gia các giải đấu lớn tương xứng với sự chuyên nghiệp và trình độ các game thủ, đội game của họ. Chẳng hạn như các gaming lớn như NaVi, EG, Fnatic sẽ tham gia DotA International với giải thưởng lên đến 6 triệu đô cho đội vô địch hay gần đây là DotA Shanghai Major với tổng giải thưởng 3 triệu $.
Thông thường các gaming có ký hợp đồng với các game thủ của họ để ăn chia tiền thưởng các giải đấu. Tỷ lệ quen thuộc là 7.3, tức là game thủ 7 trong khi gaming chỉ nhận 3. Điều này để tạo động lực cho các game thủ thi đấu và giành giải thưởng hơn.
3. Sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu riêng
Mặc dù không có nhiều gaming làm được điều này nhưng hiện nay có nhiều gaming bắt đầu ký kết hợp đồng độc quyền với các hãng thiết bị hỗ trợ chơi game vì thường người hâm mộ rất thích mua các sản phẩm mà các game thủ họ hâm mộ sử dụng như chuột, bàn phím, tay nghe hay thậm chí cả ghế ngồi.
Gamers2 của game thủ tài năng Ocelote từng là thương hiệu riêng của Ozone, Fnatic vừa cho ra mắt Fnatic Gear, Gaming Roccat cũng sử dụng nhiều thiết bị của Roccat. Razer, một đại gia trong lĩnh vực này cũng từng có các gaming riêng nhưng nhận thấy sự giới hạn khi Razer còn tài trợ cho rất nhiều gaming khác nên họ quyết định dừng việc tạo gaming độc quyền mà thay vào đó là tài trợ cho các gaming hoặc game thủ để nâng quy mô quảng bá lên tầm cao hơn.
Ngoài ra, các gaming còn in đồng phục như áo, quần, balo, nón, móc khóa để bán. Số tiền đến từ những sản phẩm lưu niệm này cũng rất lớn.
4. Thúc đẩy doanh số của thương hiệu gaming
Mặc dù hầu hết các tổ chức Gaming đều do game thủ tự lập thì vẫn có một số gaming trực thuộc độc quyền của các thương hiệu lớn, nhất là Hàn Quốc, nơi có nhiều gaming chuyên nghiệp nhất thế giới. Điển hình như SKT T1, team Liên Minh Huyền Thoại hàng đầu là gaming của tập đoàn SK Telecom, ông trùm viễn thông Hàn Quốc với 45% thị phần. Ngoài ra còn có CJ Entus, tập đoàn giải trí đã thâu tóm MegaStar Việt Nam và đổi tên thành CGV. Jin Air là tên một hãng hàng không của Hàn. Samsung là tập đoàn điện tử đa quốc gia hàng đầu thế giới.
Nhờ sự thành công của các tổ chức Gaming mà thương hiệu của các tập đoàn, công ty này trở nên nổi tiếng, qua đó doanh số và doanh thu từ việc kinh doanh tăng đáng kể. Giống như khi người hâm mộ SKT T1 chọn sử dụng dịch vụ viễn thông của SKT T1.
Mặc dù không có con số cụ thể nhưng bạn nên biết, có những tổ chức Gaming sẵn sàng trả hàng trăm nghìn USD mỗi tháng cho những game thủ hàng đầu. Nếu gaming không có thu nhập lớn thì họ khó mà chi trả được như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét